Kinh nghiệm kiểm toán tài khoản 331
Để kiểm toán phần hành công nợ phải trả các bạn cần thu thập những chứng từ nào? Cách kiểm toán từ tổng quát đến kiểm tra chi tiết như thế nào? …. Dịch vụ báo cáo thuế Long An sẽ chia sẻ nội dung này đến với các bạn đọc.
Phần hành nợ phải trả (Account Payable) là một phần hành khá phức tạp, đặc biệt sẽ có rất nhiều rủi ro trong doanh nghiệp chuyên về sản xuất và hệ thống kiểm soát nội bộ không tốt. Đây cũng là thử thách khó khăn với các kiểm toán viên, đặc biệt khi kiểm soát các doanh nghiệp có nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu.

Kinh nghiệm kiểm toán tài khoản 331
Tài khoản 331 theo thông tư 200
Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán | |
Bên nợ:
|
Bên có:
|
Số dư có: |
Nợ phải trả là gì
Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả thường được phân chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Đặc điểm của phần hành nợ phải trả
Phần hành nợ phải trả bao gồm hai đặc điểm chính. Đây cũng là cơ sở để các kiểm toán viên thực hành kiểm soát phần hành này trên thực tế.
Nợ phải trả là khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu;
Những sai lệch về nợ phải trả có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Cần chuẩn bị những tài liệu hồ sơ nào
Với tính chất quan trọng của phần hành này nên các tài liệu cũng cần được chuẩn bị kỹ càng, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, các số kế toán tổng hợp, chi tiết tài khoản phải trả;
Các chứng từ, hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền, nhập kho, hóa đơn Giá trị gia tăng, hợp đồng mua bán;
Kế hoạch sản xuất kinh doanh, giấy đề nghị mua hàng, nhật ký mua hàng.
Kiểm toán viên cần trải qua những thủ tục nào trong phần hành nợ phải trả
Để thực hành kiểm soát phần hành nợ phải trả, các kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ các thủ tục kiểm toán, bao gồm 5 bước chính:
Bước 1: Đối chiếu số dư (Reconciliation of Sub ledgers with General ledger)
Bạn sẽ tiến hành đối chiếu sổ chi tiết theo đối tượng (Sub ledger) và Sổ cái (General ledger) xem có khớp không. Sau đó, tiếp tục đối chiếu xem số dư trên Sổ cái và trên Bảng cân đối số phát sinh (Trial balance) có lệch gì hay không. Bạn cần có kỹ năng xử lý dữ liệu tốt để đảm bảo việc đối chiếu số dư phải trả không bị bỏ sót khi công ty có tới hàng trăm nhà cung cấp.
Bước 2: Gửi thư xác nhận (Confirmation)
Nếu doanh nghiệp có nhiều khách hàng sẽ khiến thủ tục này khá mất thời gian để thực hiện. Bạn cần chọn mẫu dựa cả trên số dư và giao dịch vì có những số dư bằng “0’’ nhưng vẫn phải chọn để gửi vì trong năm có nhiều giao dịch lớn đã phát sinh. Phần phải trả khách hàng thường có rủi ro giấu nợ. Bạn cần thực hiện kỹ thủ tục này nhằm giảm thiểu rủi ro này. Bạn phải là người gửi và phải gửi về địa chỉ của Kiểm toán chứ không thông qua khách hàng (nhằm đảm bảo tính độc lập và chính xác trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán).
Bước 3: Đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ (Revaluation)
Khi một doanh nghiệp có nhiều các giao dịch mua hàng ngoại tệ thì không thể tránh khỏi thủ tục này. Phần này đánh giá tương tự phần tiền nên cũng không phức tạp. Kiểm toán cần lấy số dư bằng USD của các khoản phải trả sau đó nhân với tỷ giá bán rồi so sánh với số kế toán xem có chênh lệch và sai sót trọng yếu không.
Bước 4: Kiểm tra tính ghi nhận đúng kỳ (Cut-off test)
Lấy Sổ cái (General Ledger) của doanh nghiệp trước và sau ngày 31 tháng 12 rồi phỏng vấn kế toán và các cán bộ nhân viên liên quan xem doanh nghiệp mất bao lâu để thực hiện một quy trình từ khi doanh nghiệp giao hàng cho đến lúc nhận được chứng từ và ghi nhận lên sổ.
Rủi ro có thể mắc phải là doanh nghiệp giao hàng năm trước nhưng đến mãi năm sau mới ghi nhận. Hoặc có thể doanh nghiệp nhận được chứng từ và ghi vào sổ rồi nhưng hàng chưa về. Những mục cần kiểm tra là ngày tháng trên biên bản bàn giao và ngày tháng trên sổ kế toán. Nếu thấy hai ngày đó ở hai kỳ kế toán khác nhau thì chắc chắn doanh nghiệp mắc lỗi ghi nhận sai kỳ.
Bước 5: Tìm ra những khoản nợ chưa được ghi nhận (Unrecorded expenses review)
Vì thời điểm kiểm toán là thời điểm vừa mới đóng sổ kế toán nên có thể có những hóa đơn về muộn mà kế toán vẫn chưa kịp ghi nhận lên sổ hoặc có những hóa đơn chưa về mà quên không trích trước chi phí. Khi đó bạn cần xem có chi phí nào phát sinh thường xuyên mà đến tháng 12 doanh nghiệp chưa ghi nhận lên sổ. Bạn cần rà soát phần ngày tháng và diễn giải để lọc ra những khoản mục như trên. Sau đó phỏng vấn kế toán xem hóa đơn đã về và được ghi nhận chưa.
Công ty dịch vụ kế toán uy tín
Top 1 công ty dịch vụ kế toán uy tín và tốt nhất tại cả Nội và Tp. Hồ Chí Minh nhiều năm liền thuộc về công ty Kế Toán CAF. CAF đã và đang cung cấp dịch vụ kế toán và pháp lý doanh nghiệp cho hơn 1.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước.
Nhờ khâu tuyển dụng cực kỳ nghiêm ngặt và chặt chẽ đầu vào, với yêu cầu tốt nghiệp đại học, tối thiểu 3 năm kinh nghiệm và vượt qua được 3 vòng test chuyên môn gắt gao nên chuyên viên kế toán của CAF hầu hết là các kế toán trưởng giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, đối với các vấn đề về thuế, Anpha luôn khẳng định vị trí hàng đầu trong ngành – là lý do khách hàng luôn tìm đến CAF và tin tưởng tuyệt đối.
Với phí dịch vụ chỉ từ 500.000 đồng/tháng, mọi vấn đề về sổ sách, kế toán của doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhanh nhất, chính xác nhất, đảm bảo đúng quy chuẩn và hoàn toàn bảo mật.
Dịch vụ mà CAF cung cấp
- kiểm toán tại Bình Dương
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Bình Dương
- Dịch vụ thành lập công ty trọn gói ở Bình Dương
- Dịch vụ báo cáo thuế Uy tín ở Bình Dương
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ – DỊCH VỤ LÀM SỔ SÁCH KẾ TOÁN UY TÍN – TƯ VẤN THUẾ CAF
Liên hệ: 098 225 4812