IPO là gì

Nếu là một nhà đầu tư chứng khoán mới bắt đầu tham gia vào thị trường cổ phiếu, thì sẽ mơ hồ với khái niệm IPO là gì hay cổ phiếu IPO là gì? Trong khi đây được xem là một trong những sự kiện được mong chờ của các công ty mới bắt đầu niêm yết cổ phiếu của mình trên các sàn giao dịch chứng khoán. Vậy IPO là gì? Một công ty muốn IPO thì cần gì ? …. Bài viết này công ty CAF sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc.

IPO nghĩa là gì?

IPO là gì

IPO là gì

IPO là cụm từ viết tắt của Initial Public Offering, dịch ra tiếng việt có nghĩa là “Lần đầu tiên phát hành ra công chúng”. Đây là hoạt động của các doanh nghiệp lần đầu tiên mở bán công khai cổ phiếu, hay còn gọi là huy động vốn từ công chúng một cách phổ biến, rộng rãi, bằng việc niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên trên sàn chứng khoán.

Sau khi hoàn tất IPO, doanh nghiệp đó sẽ chính thức trở thành một công ty cổ phần với vốn góp từ đại chúng.

Có thể kể đến một số IPO thường được doanh nghiệp thực hiện như:

Cổ phiếu.

Chứng quyền.

Mục đích của hoạt động IPO.

Hoạt động IPO mang lại rất nhiều thuận lợi, ưu điểm cho doanh nghiệp. Một số mục đích khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động IPO có thể kể đến như:

Gia tăng nguồn vốn, mở rộng đầu tư kinh doanh, sản xuất.

Gia tăng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

Các nhân viên của doanh nghiệp có khả năng sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ, lẻ.

Điều kiện để IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, các hoạt động giao dịch chứng khoán được quản lý bởi 2 Sở giao dịch lớn. Đó là Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý sàn HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trực tiếp quản lý sàn HNX.

Để các doanh nghiệp có thể thực hiện IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam, theo luật chứng khoán năm 2019 có quy định rõ:

“Cổ phiếu của các doanh nghiệp trong lần đầu tiên được phát hành ra công chúng phải được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm cả Internet.”

Bên cạnh đó, điều kiện để IPO yêu cầu các doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Vốn điều lệ: Tính theo giá trị trên sổ kế toán, tại thời điểm đăng ký IPO, doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng.

Kết quả hoạt động kinh doanh: Trong 2 năm liên tục trước thời điểm đăng ký IPO, doanh nghiệp hoạt động phải có lợi nhuận và không có lỗ lũy kế.

Có phương án hoạt động cụ thể: Doanh nghiệp cần phải cung cấp được phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn thu được sau khi chào bán lượng cổ phiếu được các cổ đông thông qua.

Tỷ lệ số cổ phiếu có quyền biểu quyết: Theo quy định, tỷ lệ số cổ phiếu được quyền biểu quyết, được phát hành cần bán được cho hơn 100 nhà đầu tư không phải là những cổ đông lớn trong doanh nghiệp, là trên 15%. Trong trường hợp, vốn điều lệ của doanh nghiệp trên 1000 tỷ đồng thì tỷ lệ này bắt buộc phải đạt mức trên 10%.

Cam kết của cổ đông lớn nhất: Trong vòng 1 năm kể từ thời điểm kết thúc chào bán của hoạt động IPO, các cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp phải cam kết luôn nắm giữ tối thiểu 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Yêu cầu về tính chất của doanh nghiệp: Doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện IPO phải đảm bảo đang hoạt động bình thường, ổn định; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết án liên quan đến việc xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Lựa chọn công ty chứng khoán tư vấn: Doanh nghiệp phải có công ty chứng khoán tư vấn trong việc đăng ký phát hành chào bán cổ phiếu. Yêu cầu này không áp dụng đối với doanh nghiệp là công ty chứng khoán thực hiện IPO.

Yêu cầu về tài khoản: Doanh nghiệp cần mở một tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán chứng khoán lần đầu tiên.

Cam kết: Doanh nghiệp cần cam kết sẽ niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống sàn giao dịch sau khi kết thúc IPO.

Hồ sơ để IPO bao gồm

Giấy đăng ký về việc IPO.

Bản cáo bạch.

Điều lệ doanh nghiệp.

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong việc phê duyệt phương án sử dụng nguồn vốn thu được sau khi IPO.

Văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống sàn giao dịch sau khi hoàn thành đợt IPO.

Văn bản cam kết của các cổ đông lớn về việc duy trì nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần của doanh nghiệp trong ít nhất 1 năm kể từ thời điểm kết thúc IPO.

Hợp đồng giữa doanh nghiệp và công ty chứng khoán với vai trò tư vấn.

Văn bản của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán chứng khoán lần đầu tiên

Cam kết bảo lãnh phát hành.

Các phương thức chào bán IPO

Có rất nhiều các phương thức chào bán IPO mà doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn. Những phương thức này đều đã được thông qua luật chứng khoán của Việt Nam nên hoàn toàn hợp pháp.

Chào bán thông qua truyền thông: Internet, tivi, báo chí,… hoặc tại các sàn giao dịch uy tín trên thế giới như IC Markets, Forex4you, Exness, XM,…

Bảo lãnh cam kết

Đấu giá theo kiểu Hà Lan

Dịch vụ với trách nhiệm cao nhất

Mua số lượng lớn và chào bán lại

Doanh nghiệp tự phát hành

Đây là 6 phương thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động IPO. Doanh nghiệp có thể tùy vào tình hình thực tế để lựa chọn các hình thức phát hành cổ phiếu lần đầu tiên hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc nhờ đến sự hỗ trợ của một số các cơ quan, tổ chức liên quan là điều mà các doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng cho dù áp dụng phương thức nào

KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Hotline: 098 225 4812. 

HÃY GỌI NGAY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP: 0867 004 821 ( 24/7 ) –  0971 373 146.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP!

Xem thêm:

Báo giá dịch vụ kiểm toán độc lập

Phí kiểm toán độc lập

Phí kiểm toán độc lập ở Thủ Dầu Một 

Thuê kiểm toán dịch vụ ở Thuận An Bình Dương

Công ty kiểm toán bctc ở Tân Hưng Long An

Chia sẻ thông tin này!