Nhập siêu là gì
Nhập siêu là gì? Xuất siêu là gì? Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu? Để giải đáp các thắc mắc này cùng Dichvuketoanlongan.com theo dõi bài viết bên dưới.
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có tổ chức bên trong và bên ngoài.

Nhập siêu là gì
Nhập siêu là gì?
Nhập siêu là khái niệm dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0, hay khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định thì đó là nhập siêu. Nhập siêu là hiện tượng phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở.
>>> Xem thêm: Phí dịch vụ kiểm toán.
Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài, có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, làm thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh mang đến hiệu quả vô cùng lớn. Mở rộng xuất khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết nhu cầu việc làm và làm tăng thu nhập ngoại tệ.
Xuất siêu là gì?
Xuất siêu là khái niệm dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định trong trường hợp này sẽ gọi là xuất siêu.
Hàng hóa là mặt hàng được coi là đòn bẩy của nền kinh tế, góp phần tăng cao giá trinh của nền kinh tế. Từ đó tạo bước tiến và là nền tảng phát triển một cách bền vững. Xuất siêu hàng hóa là khi tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định, phản ánh tình trạng thặng dư cán cân thương mại hàng hóa.
Tác động của nhập siêu, xuất siêu đối với nền kinh tế
Tác động của nhập siêu với nền kinh tế
Từ khái niệm thì ta có thể thấy những tác động tích cực và tiêu cực của nhập siêu là:
– Tác động tích cực
Nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cao cấp giúp nâng trình độ khoa học công nghệ, giúp sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh và từ đó phát triển nền kinh tế công nghệ hóa hiện đại học.
Nhập khẩu hàng hóa giúp nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra việc nhập khẩu nhiều máy móc còn thúc đẩy nền kinh tế sẽ góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Khi nhập khẩu bằng nguồn vốn ODA từ những tổ chức tài chính quốc tế cũng cải thiện mau chóng các cơ sở hạ tầng từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Khi nhập khẩu bằng nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài trực tiếp vừa góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động vừa góp phần trong việc đẩy nhanh tốc độ của tăng trưởng kinh tế từ đó cải thiện đời sống xã hội.
Tác động tiêu cực
Người tiêu dùng sẽ hình thành tư tưởng sùng ngoại: ưu tiên đồ ngoại vì nghĩ nó tốt hơn đồ trong nước. Khi mà lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì sẽ dẫn đến hàng hóa bị dư thừa, lãng phí vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ. Chắc chắn một điều là hàng nội địa sẽ khó tiêu thụ hơn hàng hóa ngoại địa.
Làm gia tăng công nợ: việc nhập siêu thường xuyên làm cho việc sử dụng ngoại tệ tăng lên, dẫn tới tình trạng bị cạn kiệt tiền ngoại tệ. Kéo dài tiếp nhập siêu sẽ khiến nước đó tăng dần về số công nợ, bởi hầu hết các nước nguồn xuất khẩu là một nguồn để có thể trả khoản nợ và số lãi phát sinh.
Nhân tố tạo khủng hoảng: xét ở mặt này, nhập siêu có thể gây ra khủng hoảng nợ công như Hy Lạp, nước nhập siêu tới 13.5% GDP ( năm 2009 ) dẫn đầu top các nền kinh tế bị nhập siêu tính theo tỷ lệ với GDP. Nước này đã rơi vào khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất châu Âu kể từ 2010 và cho đến nay vẫn chưa cải thiện tình hình, dù đã nhận được các gói ứng cứu từ bên ngoài. Hoặc như trường hợp của Hoa Kỳ, nước có kim ngạch nhập siêu tuyệt đối ( tính bằng USD) lớn nhất. Hoa Kỳ hiện cũng lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ công nhưng ở mức độ và sắc thái khác Hy Lạp.
Gia tăng thất nghiệp
Nhấn chìm thị trường chứng khoán: nhập siêu kéo dài có thể gây nên những hậu quả tai hại. Nếu trong một thời gian nhất định một đất nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, họ sẽ lâm vào cảnh nợ nần, trong khi hàng hóa nội địa ngày càng bị lấn. Qua thời gian giới đầu tư sẽ nhận thấy tình trạng suy yếu trong tiêu thụ hàng hóa nội địa, một diễn biến gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước và cũng làm suy giảm giá trị cổ phiếu của họ. Thời gian kéo dài, giới đầu tư càng nhận ra rằng cơ hội đầu tư tốt ở thị trường nội địa càng ít đi và bắt đầu chuyển hướng sang các thị trường cổ phiếu ở nước khác. Điều đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với thị trường cổ phiếu ở trong nước và khiến thị trường ngày càng đi xuống.
Dịch vụ của công ty CAF hiện nay
- dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại tỉnh Vĩnh Long
- dịch vụ kế toán ở tại Trà Vinh uy tín giá rẻ nhanh chóng.
- dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín ở tỉnh Trà Vinh
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín tại tỉnh Tiền Giang
- kiểm toán độc lập dịch vụ ở tỉnh Sóc Trăng
- dịch vụ kiểm toán bctc uy tín tại Long An
- Thành lập công ty trọn gói.
- Soát xét BCTC trọn gói.
- Dịch vụ lập báo cáo tài chính.
- DỊch vụ làm lại sổ sách kế toán.
Công ty dịch vụ kế toán kiểm toán CAF tại tỉnh Long An chúc quý doanh nghiệp thành công.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BCTC TẠI LONG AN – THÀNH LẬP CÔNG TY GIÁ RẺ LONG AN – TƯ VẤN THUẾ CAF
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ