Cách hạch toán chia lợi nhuận công ty cho các thành viên mới nhất

Sau 1 năm “LÀM VIỆC CHĂM CHỈ” công ty có lợi nhuận và các thành viên quyết định ”CHIA CHIẾN LỢI PHẨM” và nếu bạn là kế toán thì các bạn cần tiến hành làm các hồ sơ gì? Hạch toán phần lợi nhuận chia cho các thành viên trong công ty như thế nào? Những lưu ý khi chia lợi nhuận công ty? Hãy cùng Dichvuketoanlongan.com tìm hiểu nội dung này chi tiết nhất các bạn nhé.

Cách hạch toán chia lợi nhuận công ty cho các thành viên mới nhất

Cách hạch toán chia lợi nhuận công ty cho các thành viên mới nhất

Những khái niêm liên quan

Lợi nhuận sau thuế là gì

Hiện hành không có quy định giải thích cụ thể khái niệm ợi nhuận sau thuế là gì.

Tuy nhiên, có thể hiểu lợi nhuận sau thuế là khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi tất cả chi phí sản xuất và thuế thu nhập phải nộp. Trên thực tế, lợi nhận sau thuế còn được gọi là lợi nhuận ròng hay lãi ròng; Lợi nhuận sau thuế được xem là thước đo tốt nhất để phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng cho thấy năng lực của doanh nghiệp trong việc có thể chuyển doanh thu thành lợi nhuận và số tiền thực tế mà doanh nghiệp kiếm được trong một năm hoạt động.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gì

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là chỉ tiêu phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo; Trên báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được thể hiện tại chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 421) trên Bảng cân đối kế toán lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hoặc thể hiện tại chỉ tiêu chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 417) trên Bảng cân đối kế toán lập theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trường hợp tài khoản 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Những quy định và những điểm quan trọng cần chú ý khi chia lợi nhuận sau thuế

Bù lỗ của các năm trước khi số lỗ đó đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế. (nếu còn đủ điều kiện bù)

Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có);

Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, tối đa số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ;

Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập;

Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm nêu ra trong đây được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.

+ Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty.

+ Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch.

+ Còn lại phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty.

Quy trình chi trả lợi nhuận đối với công ty cổ phần cập nhật mới nhất hiện nay

Theo điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị mức cổ tức được trả.

Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, quy trình công ty chi trả cổ tức cho cổ đông như sau:

Bước 1: Hội đồng quản trị kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức.

Bước 2: Đại hội đồng cổ đông tiến hành cuộc họp thường niên để xem xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.

Bước 3: Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức

Bước 4: Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.

Bước 5: Tiến hành chi trả cổ tức. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Phương pháp hạch toán các bút toán chia lợi nhuận sau thuế

  1. Kết chuyển lãi trong kỳ

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (4212).

  1. Phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).

Khi trả tiền cổ tức cổ phiếu ưu đãi cho các cổ đông, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).

Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả).

  1. Trong năm, tạm trích quỹ dự phòng tài chính, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

Có TK 418 – Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.

Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531, 3532, 3534).

Cuối năm, kế toán tính và xác định số tiền các quỹ được trích thêm, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Có TK 418 – Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.

  1. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

Khi nào cổ đông được chia lợi nhuận cập nhật mới nhất hiện nay

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.

Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.

Theo khoản 1, 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện để cổ đông được trả cổ tức như sau:

Đối với cổ tức của cổ phần ưu đãi:

– Đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

– Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức (theo khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020).

Đối với cổ tức của cổ phần phổ thông:

Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

– Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

– Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

Hình thức chi trả lợi nhuận

Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, tài sản khác hoặc cổ phiếu (cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành xác nhận quyền sở hữu cổ phần). Việc chi trả này sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau, cụ thể:

Chi trả bằng tiền mặt và tài sản khác Chi trả bằng cổ phiếu
– Cổ đông sẽ có thêm khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh có lãi của công ty.

– Vốn điều lệ của công ty được giữ nguyên.

– Số lượng cổ phần của cổ đông và tổng số vốn điều lệ của công ty tăng thêm.

– Là hình thức “tái đầu tư” đối với cổ đông. Số cổ phần cổ đông sở hữu càng nhiều thì mức cổ tức năm tiếp theo họ được nhận càng cao.

Dịch vụ công ty CAF 

  1. Dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín giá rẻ tại Bình Định
  2. kiểm toán báo cáo tài chính uy tín tại tỉnh Quảng Ngãi
  3. dịch vụ kiểm toán độc uy tín lập tại Phú Yên
  4. dịch vụ kiểm toán bctc uy tín tại tp Nha Trang tỉnh Khánh Hoà
  5. kiểm toán độc lập uy tín tại Ninh Thuận
  6. Dịch vụ kiểm toán BCTC tại Bình Thuận
  7. kiểm toán độc lập tại tỉnh Kon Tum
  8. Thành lập doanh nghiệp uy tín. 
  9. Dịch vụ báo cáo thuế trọn gói. 

Công ty dịch vụ kế toán kiểm toán CAF tại tỉnh Long An chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BCTC TẠI LONG AN – THÀNH LẬP CÔNG TY GIÁ RẺ LONG AN – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Chia sẻ thông tin này!